Bạn đang đọc bài viết: Top 9 Đặc Sản An Giang Ăn Thử Là Ghiền

Loading
16/07/2023By Huong

Top 9 Đặc Sản An Giang Ăn Thử Là Ghiền

An Giang – nơi giao thoa văn hoá, nơi hội tụ nét đặc sắc của ẩm thực miền Tây Nam Bộ và vùng biên giới Campuchia. Đặc sản An Giang được xem là phần không thể thiếu trong hành trình khám phá vùng đất xinh đẹp này. Cùng Hôm Nay Đi Đâu điểm danh TOP 9  đặc sản An Giang được yêu thích nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm>>>Cẩm Nang Du Lịch An Giang

Bún Cá – Đặc Sản An Giang

Món bún cá là món ăn trứ danh của An Giang. Món ăn này được bán ở nhiều nơi nhưng ngon nhất là ở Châu Đốc, Long Xuyên và Tân Châu. Người dân An Giang quen gọi bún cá là bún nước lèo. Mỗi nơi đều có vị bún cá đặc trưng, ở Long Xuyên vị bún nhạt thơm mùi nghệ, ở Tân Châu và Châu Đốc bún cá có vị đậm đà hơn xíu. 

Món bún cá ngon nhất khi được nấu bằng cá lóc, người nấu có thể thay thế bằng cá kèo. Nước dùng ngọt được ninh từ xương gà, rau giá ăn kèm với bún cá nước lèo đa dạng, có thể là rau muống bào, bắp chuối bào sợi, giá, rau răm và loại rau đặc biệt không thể thiếu là bông điên điển. Bông điên điển chỉ có ở mùa nước nổi, khi ăn bún cá với bông điên điển, thực khách mới cảm nhận được hết vị ngon ngọt đặc biệt của món bún cá. 

Lẩu Mắm Châu Đốc

Khi được hỏi về đặc sản An Giang, người dân thường hay nhớ đến món lẩu mắm Châu Đốc. Đến với Châu Đốc thì mắm là đặc sản quá nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng và độ ngon miễn bàn. Do đó, món ăn từ mắm ở đây khá phong phú, và món lẩu mắm là một trong các món hấp dẫn nhiều du khách.

Các loại mắm thường được dùng để nấu lẩu thường là mắm cá sặc, cá linh và cá chốt sẽ dậy mùi thơm lẩu cực quyến. Những topping trong món lẩu mắm kể đến là cá, thịt, tôm,..cùng với nhiều loại rau đặc trưng như bông súng, bông điên điển, rau đắng và cà tím,…tạo nên một món ngon hấp dẫn.

Bò Bảy Món Phú Sam

Ở An Giang có vùng Bảy Núi nổi tiếng về việc có thịt bò săn chắc, thơm ngon đúng vị mà không thịt bò ở vùng nào trên nước ta có thể so sánh lại được. Bò bảy món là món đặc sẳn An Giang tiếp theo mà Hôm Nay Đi Đâu muốn giới thiệu đến bạn. Bò bảy món là 7 món ăn được chế biến từ thịt bò gồm bò đun bánh hỏi, cháo đầu bò, lòng bò luộc, bò xào lá giang, bò khìa bánh mì, bò lúc lắc và bò bít tết.

Lía Tân Châu

Về với xứ Tân Châu bạn có thể tìm thấy đặc sản An Giang này dễ dàng. Ở đây, con lía được người ta gạn dưới sông mang lên, ngâm cho ra hết đất sau đó rửa lại thật kỹ với nước mới đưa vào chế biến. Lía có hình dạng khá giống hến, vỏ khá mỏng nên xào nấu mau chín. Lía có thể chế biến thành vài món như: lía xào tỏi, lía luộc sả, lía phơi…

Người dân nơi đây đặc biệt là giới trẻ, thường chuộng lía xào tỏi hơn còn lía phơi nắng hơi kén người ăn bởi con lía còn sống, người ta chỉ ướp muối rồi phơi hai, ba cái nắng sau đó mang ra bán. Lía xào tỏi thơm ngon, đậm vị. Phần nước dùng trong lía chảy ra nên khi xào thịt lía có vị ngọt ngon. 

Bánh Xèo Rau Rừng

Bánh xèo Núi Cấm là đặc sản An Giang lôi cuốn thực khách bởi hơn 20 loại rau rừng. Quán bán bánh xèo sẽ lấy rau sạch và rau tự nhiên trên núi Cấm để làm nên đĩa rau phong phú. Đó có thể là lá của cây xoài, rau tía tô, xà lách đến các loại dưa giá rất phong phú.

Bánh xèo chỉ bao gồm thịt ba rọi, giá và tép giống với những vùng khác. Tuy nhiên lại thu hút được nhiều người bởi cái phong vị thiên nhiên và lạ miệng của nhiều loại rau rừng. Thưởng thức bánh xèo Núi Cấm thực khách sẽ được nếm rau với đủ mùi vị, tất cả hòa trộn thành một hương vị đặc biệt hấp dẫn

Khô Bò Châu Đốc 

Để làm được miếng khô bò ngon đạt chất lượng, người sản xuất cần chọn lọc nguyên liệu tốt. Khi chọn bò để làm khô sẽ thường không chọn bò bị ngộp hơi mà chọn những con chắc thịt, dùng phần thịt đùi trong con bò, sau khi lóc còn khoảng hơn 200 kg.

Quy trình làm khô bò chủ yếu là thủ công. Khâu quan trọng nhất tạo chất lượng sản phẩm là cách ướp, tẩm, sấy. Đây là loại khô hấp dẫn trong những bữa tiệc, liên hoan, mùi vị thơm ngon, đầy đủ đạm tố với các chất mặn, ngọt, béo, cay, thơm… được sử dụng làm món khai vị trước khi nhập tiệc.

Trái Mây

Dù vẻ ngoài có xấu xí, gai góc, lởm chởm và không được bắt mắt nhưng khi ăn bên trong thì có vị chua chua và ngọt ngọt kèm theo hương vị rừng núi đặc biệt. Nếu ai lần đầu nếm thử sẽ lập tức nhăn mặt bởi độ chua của trái mây, sau đó bạn sẽ cảm nhận một chút chua thanh sau đó là ngọt dịu. Nhưng ngồi nhâm nhi chùm mây gai và kèm thêm đĩa muối ớt, bạn sẽ thấy quen dần mà “nghiện” lúc nào không hay đó nha.

Thốt Nốt Sữa

Nhắc đến An Giang thì thốt nốt chính là linh hồn của mảnh đất nơi đây, tạo nên đặc sản An Giang không thể không kể được. Dù chỉ là loại trái “bình dân”, dường như nơi nào cũng có hàng thốt nốt cao vút nhưng các món ăn làm từ chúng thì không hề “bình dân” một chút nào.

Nếu bạn là “tín đồ hảo ngọt” thì hãy để Hôm Nay Đi Đâu gợi ý đến bạn siêu phẩm được nâng cấp từ nước thốt nốt là thốt nốt sữa. Đây là đặc sản An Giang làm mưa làm gió, được giới trẻ truy lùng thời gian gần đây.

Thay vì chỉ uống thốt nốt tươi, nước thốt nốt hãy để trong tủ đông lạnh cho sền sệt giống đá bào, sau đó để ra ly cho vào đó thốt nốt, chế thêm 1 ít sữa bò cùng đậu phộng rang thơm giòn. Giá cực kỳ “hạt dẻ” nên mỗi lần đến ăn đặc sản An Gian này phải ăn mấy cốc thì mới cho cơn thèm nha.

Mắm An Giang

Mắm là đặc sản An Giang ngon có tiếng đặc biệt là ở Châu Đốc. Mắm làm từ cá lóc, cá trèo, cá linh và cá sặc. Các nguyên liệu đều thơm ngon, nguyên chất và đảm bảo dinh dưỡng.

Người Châu Đốc ăn mắm quanh năm nhưng ngon nhất là mắm mùa lũ. Mắm độc đáo bởi cá còn giữ được nguyên hình dạng và được chế biến với đường thốt nốt. Chút mắm rồi thêm chút đường trắng và đường thốt nốt đã tạo ra một bát nước chấm thanh, ăn kèm rau sống, chuối chát và thịt ba chỉ là tuyệt nhất. 

Trên đây là 9 đặc sản An Giang ăn là ghiền mà Hôm Nay Đi Đâu đã tổng hợp lại được. Nếu có dịp du lịch An Giang bạn nên thử một lần các đặc sản An Giang này nhé. Còn rất nhiều đặc sản miền Tây đang chờ bạn khám phá ở những bài viết khác của chúng mình đó.

Loading
svg
  • 01

    Top 9 Đặc Sản An Giang Ăn Thử Là Ghiền

Quick Navigation