Bạn đang đọc bài viết: Tổng hợp các ngày lễ quan trọng trong năm theo âm lịch

Loading
  • svg
29/06/2024By Meow

Tổng hợp các ngày lễ quan trọng trong năm theo âm lịch

Bạn có để ý là ngày lễ quan trọng trong năm theo âm lịch đều mang đậm nét truyền thống văn hoá và lịch sử của dân tộc ta không? Đó đều là ngày lễ lớn, thể hiện một ý nghĩa cao đẹp như biết ơn tổ tiên, cầu mong điều tốt lành hay đề cao tín ngưỡng. Vậy hãy cùng Hôm Nay Đi Đâu tìm hiểu về những ngày lễ này nhé.

Các ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt theo âm lịch

Tết Nguyên Đán – Ngày lễ quan trọng nhất trong năm

Tết Nguyên Đán được xem là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, diễn ra vào mùa xuân, thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa và bước vào chu kỳ mới. Tết Nguyên đán thường muộn hơn tết Dương lịch do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch. 

Tết Nguyên đán mang đến rất nhiều ý nghĩa về một sự khởi đầu mới, một tháng mới, năm mới. Đây cũng là dịp để con cháu, các thành viên trong gia đình đoàn tụ, cùng nhau đón Tết sum vầy, vui vẻ. Đặc biệt hơn, với dịp Tết, ai ai cũng trao cho nhau những câu chúc với mong muốn mang đến những điều may mắn trong một năm tiếp theo.

Tết Nguyên Đán rất quan trọng trong nền văn hoá của người Việt nói riêng và nhiều nước Á Đông nói chung. Vậy nên trong ngày này có những những điều nên và không nên làm để thu hút may mắn và tránh được xui rủi, bạn nên chú ý nhé.

Tết Nguyên Đán được xem là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt

Giỗ tổ Hùng Vương – Ngày lễ quan trọng tưởng nhớ vua Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hàng năm để người dân Việt Nam tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Nghi lễ truyền thống này đã được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, trong ngày này nhiều người dân sẽ đến các đền thờ của các vị Vua Hùng để thắp hương và cầu mong mọi việc tốt đẹp.

Đây là ngày mà nhân dân cả nước thể hiện lòng thành kính, tri ân tới các Vua Hùng đã có dựng nước và giữ nước cũng như những bậc tiền nhân đã vì nhân dân giữ gìn non sông xã tắc. Ngoài ra, Giỗ tổ Hùng Vương còn là dịp để mọi người quảng bá thế giới về Di sản văn hóa thế giới. 

Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 8/4 đến 15/4 Âm lịch. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời vào năm 623 trước Công nguyên. Đức Thích Ca Mâu Ni đã đem đạo từ bi đến Việt Nam và được đón nhận hạnh giác ngộ từ đầu Công nguyên. Tính đến thời điểm hiện tại, đạo từ bi đã được đón nhận ngót 2.000 năm. 

Truyền thống Việt Nam kỷ niệm Đức Phật vào ngày mùng 8/4. Tuy nhiên, để kết hợp truyền thống và Phật giáo toàn cầu thì Lễ Phật Đản không còn 1 ngày nữa mà được tính từ 8/4 đến 15/4 Âm lịch. Đại Lễ Phật Đản được biết đến như một lễ hội lớn của những người theo đạo và mến mộ đạo Phật. Tại lễ hội này, mọi người con của Phật sẽ tạo ra nhiều sự kiện để dâng cúng Đức Phật, vui mừng là con của Đức Phật.

Lễ Vu Lan

Một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo (Bắc tông) và văn hóa Trung Quốc là Lễ Vu Lan. Con cái sẽ dồn hết tâm huyết để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ trong ngày này. Để cha mẹ được thịnh vượng, người con sẽ thực hiện phóng sinh và làm những điều tốt đẹp.

Nhiều người hiểu ngày Vu Lan là sự kiện có ý nghĩa báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này hay kiếp trước). Mọi người đều nhận thức rõ ràng về việc cha mẹ đã hy sinh nhiều như nào cho con cái và bỏ ra rất nhiều công sức để nuôi dạy chúng ta trở thành những người tốt mà không đòi hỏi bất cứ điều gì đáp lại.

Lễ Vu lan báo hiếu là dịp để giáo dục các thế hệ mai sau về ân đức và báo đáp. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận với những ý nghĩa giáo dục nhân văn của văn hóa Phật giáo.

Lễ Vu Lan là dịp lễ đặc biệt thể hiện lòng biết ơn đến các đấng sinh thành

Tết Đoan Ngọ

Đây cũng là một ngày Tết trong năm quen thuộc với người dân Việt Nam theo âm lịch. Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, diễn ra vào 5/5 âm lịch hàng năm. Trong ngày này, mọi người thường chuẩn bị mâm cúng với các lễ vật như trái cây, hoa, rượu nếp, bánh tro, xôi, chè, hương, vàng mã,… để dâng lên thắp hương thần linh với mong muốn giúp xua đuổi sâu bọ phá hoại mùa màng, giúp người dân có được mùa bội thu.

Tết trung thu

Tết Trung Thu hay Rằm tháng 8 âm lịch là một ngày lễ quan trọng và quen thuộc với người Việt, đặc biệt là trẻ em. Trong ngày này, các em thiếu nhi thường rủ nhau đi rước đèn, phá cỗ, xem múa lân và trông trăng. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn viên, cùng nhau thưởng thức bánh trung thu, phá cỗ, ngắm trăng.

Tết ông Công ông Táo

Tết ông Công ông Táo cũng là một trong số các ngày lễ quan trọng trong năm được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp. Tùy vào phong tục mỗi địa phương, gia đình, có người sẽ phóng sinh cá, cúng cá chép sống, cúng vàng mã hình cá và đốt để ông Táo cưỡi lên trời. Nguồn gốc của Tết ông Công ông Táo bắt nguồn từ câu chuyện 2 ông 1 bà trọng tình nghĩa. 

Ngoài ra, đối với sự kiện ông Táo cưỡi cá chép xuất phát từ truyền thuyết cá chép vượt vũ môn hóa rồng – thể hiện cho sự sung túc, thịnh vượng. Việc sửa soạn một mâm cúng chỉn chu được nhiều người tin rằng ông Táo sẽ báo những điều tốt đẹp sau một năm, ghi chép hoạt động gia đình.

Cúng ông Công ông Táo là nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta

Có những ngày lễ quan trọng dù tính theo lịch âm nhưng vẫn được nhà nước cho nghỉ. Vào những ngày này thường sẽ tổ chức các lễ hội lớn hoặc gia đình quây quần bên nhau cùng chờ đón giây phút thiêng liêng. Đây đều là những nét đẹp có từ ngàn xưa và nên gìn giữ cho tận mãi về sau. 

Loading
svg
  • 01

    Tổng hợp các ngày lễ quan trọng trong năm theo âm lịch

Quick Navigation