Bạn đang đọc bài viết: 6 phong tục tập quán Việt Nam siêu thú vị trong mắt du khách

Loading
  • svg
13/04/2024By Meow

6 phong tục tập quán Việt Nam siêu thú vị trong mắt du khách

Việt Nam là đất nước có đến 54 dân tộc khác nhau nên phong tục tập quán vô cùng đa dạng. Không ít du khách phải trầm trồ thán phục bởi những nét văn hoá lưu truyền từ đời này sang đời khác vẫn được gìn giữ nguyên vẹn và rất sống động. Hôm Nay Đi Đâu sẽ bật mí cho bạn 6 phong tục tập quán Việt Nam mà bạn bè quốc tế thấy bất ngờ lẫn thú vị.

Những phong tục tập quán Việt Nam đặc trưng

Phong tục tập quán là gì?

Phong tục tập quán được hiểu đơn giản là những hoạt động, nếp sống, thói quen đã hình thành từ xa xưa và được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi địa phương, mỗi đất nước, mỗi vùng miền sẽ có những phong tục tập quán khác nhau. 

Không phải tất cả phong tục tập quán đều tồn tại vĩnh cửu theo thời gian. Một số hoạt động, thói quen có thể được thay đổi hoặc loại bỏ nếu không còn phù hợp với thời đại. 

Định nghĩa phong tục tập quán

6 phong tục tập quán Việt Nam mang đậm bản sắc

Những nét phong tục tập quán có thể hiện diện trong một thời điểm nhất định nhưng cũng có thể xuất hiện mỗi ngày, ăn vào trong thói quen thường nhật của mỗi người. Dưới đây là những phong tục tập quán rất đặc trưng của đất nước ta.

Tục ăn trầu

Dù hiện nay tục ăn trầu đã ít dần đi nhưng có thể thấy trong các dịp lễ trọng đại như cưới hỏi, mừng thọ, giỗ tổ tiên, khai trương… luôn có sự xuất hiện của trầu cau. Người xưa cho rằng “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là cách chào hỏi thân tình và thể hiện sự quý trọng đối với khách khứa. Không chỉ thế trầu cau còn biểu tượng cho sự tôn kính, khăng khít vì chỉ khi kết hợp đủ lá trầu, cau và vôi thì mới tạo ra được màu đỏ son sắt.

Thêm một cái hay của tục ăn trầu là ai cũng ăn được, bất kẻ lớn bé, giàu nghèo, nam nữ. Hiện nay vẫn còn nhiều người lớn tuổi duy trì thói quen mang đậm bản sắc này.

Tục ăn trầu đã có từ lâu đời

Đưa ông Táo về trời

Đa số gia đình người Việt đều có cúng ông Táo. Đây là 3 vị thần giữ bếp, cai quản chuyện trong nhà, mang đến sự bình an cho gia chủ và cuối năm về trời tâu lại với Ngọc Hoàng những chuyện trong năm vừa qua. Từ 21 – 23 tháng Chạp các gia đình sẽ mua cá chép, bày mâm cúng đơn giản để tiễn ông Táo. 

Cúng ông Táo là nét văn hoá đẹp đẽ và thú vị được truyền từ đời này sang đời khác. Tục lệ này còn thể hiện rằng người Việt rất quan tâm đến chuyện bếp núc, tin rằng bếp là “trái tim” của một gia đình và hướng con người tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

Người Việt thường cúng ông Táo vào 22 – 23 tháng Chạp

Cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa còn có tên gọi khác là Trừ tịch, tức là lễ để trừ khử ma quỷ, điềm xấu hay xui xẻo. Người Việt thường cúng giao thừa vào lúc giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, khoảng 23 giờ đến 1 giờ sáng. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu, không may mắn của năm cũ sắp qua để đón chào những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Cúng giao thừa là lễ trừ ma quỷ, xui rủi

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đây là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Không chỉ thế, Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt và dần dà trở thành truyền thống tốt đẹp không thể thiếu của dân tộc ta.

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong năm

Tết thanh minh

Tết Thanh minh đã xuất hiện từ bao đời trong phong tục tập quán Việt Nam và được xem là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí”. Vào những ngày này con cháu sẽ quây quần bên nhau sửa chữa, làm mới và cúng lễ tảo mộ. Dù không phải là dịp Tết lớn nhưng nét văn hóa này cũng thể hiện sự biết ơn cội nguồn và gắn kết tình cảm gia đình của người Việt.

Tết thanh minh là dịp để con cháu nhớ đến tổ tiên

Lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng được tổ chức tại Phú Thọ vào ngày 8 – 10 tháng 3 âm lịch. Không chỉ là phong tục tập quán Việt Nam, lễ giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của toàn nhân loại.

Đây là dịp quan trọng của đất nước với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ công ơn dựng nước to lớn của các vua Hùng. Lễ hội này càng khẳng định thêm một đức tính tốt đẹp của người Việt, đó là “uống nước nhớ nguồn”.

Lễ hội đền Hùng được xem là di sản văn hoá

Trên đây là một số phong tục tập quán Việt Nam mang đậm nét đặc trưng của dân tộc được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Vẫn còn rất nhiều phong tục khác đáng để gìn giữ và tự hào, Hôm Nay Đi Đâu sẽ bật mí cho bạn trong những bài viết tiếp theo. Bạn hãy đón đọc nhé.

Loading
svg
  • 01

    6 phong tục tập quán Việt Nam siêu thú vị trong mắt du khách

Quick Navigation