Loading
  • svg
22/09/2024By Meow

Cướp cầu

Cướp cầu là trò chơi dân gian mang tính lễ nghi và thường xuất hiện (bắt buộc) trong các lễ hội lớn ở nhiều địa phương. Gọi là mang tính lễ nghi vì trò chơi này được gắn với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hoà và trước khi bắt đầu phải thực hiện nghi lễ trình Thánh. Đây là trò chơi dành cho những nam thanh niên trai tráng, có sức khoẻ tốt, dù luật chơi đơn giản nhưng cần dùng nhiều sức lực để dành chiến thắng. Cùng Hôm Nay Đi Đâu tìm hiểu về cướp cầu nhé. 

Cướp cầu là trò chơi dân gian mang tính lễ nghi

Số lượng và địa điểm

Là một trò chơi vận động nên cướp cầu phải được tổ chức trong không gian rộng, thoáng đãng, mặt sân bằng phẳng và hạn chế đến mức tối đa các chướng ngại vật. Thông thường tại lễ hội trò này diễn ra ở các sân vận động, bãi đất bồi, đất trống.

Trò này chia ra 2 đội chơi, mỗi đội có từ 5 – 7 người hoặc nhiều hơn tuỳ theo quy định. Người chơi là những nam thanh niên, phân biệt từng đội bằng cách quấn trên tay hoặc thắt lưng từng thành viên một dải màu sắc khác nhau. Ví dụ đội 1 quấn màu đỏ, đội 2 quấn màu vàng.

Chơi cướp cầu chỉ cần chuẩn bị một quả cầu gỗ tầm 30cm hoặc 1 quả bưởi có kích thước tương tự. Mỗi đội chơi sẽ đào một cái hố để đưa cầu vào hoặc thiết kế một chiếc giỏ không đáy treo lên cành cây. 

Cướp cầu phải có 2 đội chơi là những nam thanh niên 

Luật chơi cướp cầu

Ở mỗi vùng miền sẽ có những quy định khác nhau về trò cướp cầu. Ví dụ có nơi phải đưa cầu vào lỗ hoặc giỏ đội nhà thì mới chiến thắng, có nơi thì đưa vào đội đối phương. Ngoài ra sẽ quy định về lượt chơi, ví dụ chơi 1 lượt, 3 lượt hoặc 5 lượt. Đội nào có nhiều lượt thắng nhất thì thắng cuộc. 

Luật chơi cướp cầu vô cùng đơn giản. Ban đầu sẽ đưa quả cầu đi rước lễ trình Thánh. Sau khi đã xong nghi lễ thì cầu được tung ra sân và tất cả các thành viên của 2 đội phải cố gắng để dành cầu cho bằng được rồi đưa vào vị trí quy định. 

Nghe thì dễ nhưng người chơi là những nam thanh niên trai tráng, sức khoẻ tốt nên để cướp được cầu và đưa vào lỗ cũng phải mất nhiều thời gian, công sức. 

Trò chơi sẽ kết thúc khi đội nào giành chiến thắng đầu tiên (áp dụng với chơi 1 lượt) hoặc giành nhiều lượt chiến thắng nhất (áp dụng với chơi 3 hoặc 5 lượt). Một cuộc chơi có thể kéo dài từ 1 – 2 tiếng hoặc hơn. 

Những người xung quanh sẽ reo hò cổ vũ và đánh trống thổi kèn để cuộc tranh đấu thêm phần hấp dẫn, sôi nổi.

Luật chơi cướp cầu đơn giản nhưng thú vị

Trong các lễ hội, trò chơi cướp cầu thường đi kèm với nhiều tiếng kèn trống nên tạo nên một không gian giải trí rất vui nhộn, sôi động và hồi hộp. Luật chơi ở mỗi vùng miền có thể khác nhau vài điểm và sẽ được phổ biến trước khi trò chơi bắt đầu. Ngoài cướp cầu thì ở các lễ hội lớn của các tỉnh phía Bắc cũng thường tổ chức trò đập niêu đất. Đây cũng là trò chơi truyền thống vô cùng thú vị đấy.

Loading
svg
  • 01

    Cướp cầu

Quick Navigation