Bạn đang đọc bài viết: 10 lễ hội truyền thống nổi tiếng và đặc sắc tại Việt Nam

Loading
  • svg
07/07/2024By Meow

10 lễ hội truyền thống nổi tiếng và đặc sắc tại Việt Nam

Các lễ hội truyền thống được tổ chức định kỳ hàng năm tại nước ta thu hút rất nhiều sự chú ý từ bạn bè quốc tế. Đây là những dịp mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hoá và đời sống tinh thần của dân tộc. Mỗi lễ hội có một nét đẹp và ý nghĩa riêng, cùng Hôm Nay Đi Đâu tìm hiểu về những ngày hội nổi tiếng và đặc sắc nhất của nước ta nhé.

Những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc Việt Nam

Lễ hội truyền thống đền Hùng

Lễ hội Đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Vào ngày này, mọi người sẽ tưởng nhớ và tôn vinh công lao của các vị vua Hùng, những nhà lãnh đạo đã cống hiến cho sự phát triển của quê hương. 

Lễ hội được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng ở Phú Thọ, đây là một nơi linh thiêng để mọi người thể hiện lòng biết ơn và tình yêu quê nhà của mình.

Lễ hội đền Hùng cũng là một dịp được nghỉ theo luật nhà nước

Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương được tổ chức tại huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội và kéo dài từ mùng 06/01 – tháng 3 Âm lịch, thường tấp nập nhất từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch.

Cứ mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng Hương Sơn, hàng triệu Phật tử lại cùng nhau nô nức trẩy hội về chùa Hương. Lễ hội du xuân này mang nét đẹp tín ngưỡng của Bắc Bộ và là dịp cầu may đầu năm của nhiều du khách.

Lễ hội chùa Hương có phần nghi lễ trang nghiêm với nghi thức dâng hương, dâng đàn đặc sắc. Phần hội gồm nhiều trò chơi hấp dẫn như hát chèo, leo núi, chèo thuyền, hát chèo văn…

Lễ hội chùa Hương thu hút rất nhiều du khách trong và nước ngoài 

Hội Lim

Hội Lim là lễ hội truyền thống lớn nhất ở Bắc Ninh thu hút du khách tham quan và trẩy hội dịp đầu xuân với những chương trình đặc sắc, lắng nghe những làn điệu quan họ và nhiều trò chơi dân gian. Không chỉ có ý nghĩa biểu tượng về tinh thần, văn hóa tâm linh của người dân miền Bắc, hội Lim còn nhắc nhớ thế hệ sau này về việc ghi nhớ công lao của những người đi trước và giáo dục họ giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.

Hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 tới ngày 14 tháng giêng Âm lịch hàng năm, trong đó đông nhất vào ngày hội chính 13 tháng giêng. Hội Lim diễn ra tại 3 địa điểm là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và Liên Bão.

Hội Lim là lễ hội truyền thống lớn nhất Bắc Ninh

Hội Gióng

Hội Gióng là dịp dành để tưởng nhớ vị thánh bất tử Thánh Gióng trong dân gian Việt Nam. Đây không chỉ là một sự kiện đặc biệt mà còn là lễ hội đặc sắc nhất của người Việt và nó đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử dân tộc. 

Hội Gióng được tổ chức hàng năm vào ngày 8 và ngày 9 tháng 4 năm âm lịch tại đền Phù Đổng và các vùng xung quanh. Đây không chỉ là một di sản văn hóa phi vật thể mà còn là biểu tượng của sự bảo tồn, truyền bá từ đời này sang đời khác, giúp bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội Gióng nhằm tưởng nhớ vị Thánh Gióng trong văn hoá dân gian

Lễ hội truyền thống Lam Kinh Thanh Hoá

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức thường niên vào ngày 22/08 Âm lịch hằng năm (ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ). Lễ hội là dịp để tri ân vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê cùng tướng sĩ có công dựng và giữ nước, tạo nên thời kỳ thịnh vượng với 27 triều vua Lê trong lịch sử Việt Nam.

Lễ hội Nam Kinh mang đậm nét văn hóa dân gian, có dấu ấn đặc trưng của vùng đất anh hùng. Lễ hội Lam Kinh gồm 2 phần:

  • Phần lễ có nhiều màn tái hiện các sự kiện quan trọng trong thời Lê như: màn trống hội (biểu diễn đánh trống da, trống đồng), rước kiệu, cờ hội, nghi thức tế lễ cổ truyền.
  • Phần hội với nhiều hoạt động như múa đèn Đông Anh, trò Xuân Phả, múa bát dân tộc Dao, diễn tấu cồng chiêng của người Mường, trò Sanh Ngô, dân ca Đông Anh, thi đấu vật, dân ca sông Mã, hội trại các làng văn hóa, trưng bày cổ vật thời Lê…

Lễ hội Lam Kinh Thanh Hoá dành để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Lê Lợi

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ

Vào ngày 15 tháng Tám âm lịch, tại huyện Cần Giờ, diễn ra lễ hội Nghinh Ông – một sự kiện truyền thống dân gian với mục đích tôn vinh “Ðức ngài Cá Ông”, hay còn được biết đến là Nam Hải Tướng Quân, thu hút đông đảo mọi người đến để tham gia.

Ngày nay, lễ hội Nghinh Ông không chỉ là một ngày trọng đại trong văn hóa ngư dân, mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách cả trong và ngoài nước, giới thiệu một phần văn hóa độc đáo của vùng đất này.

Lễ hội Nghinh Ông có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa ngư dân

Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng cũng thường gọi là lễ hội xuống đồng, là một lễ hội của người dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ…. Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, nơi tổ chức của lễ hội tại những ruộng tốt nhất, to nhất. 

Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.

Thời gian tổ chức lễ hội tùy theo từng nơi ấn định cho phù hợp với địa hình. Các địa phương gần nhau thì có thể thỏa thuận chọn ngày khác nhau để có điều kiện giao lưu, trao đổi. Hàng năm tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang) lễ hội thường tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng.

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội truyền thống của người Tày

Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà Ponagar được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 năm âm lịch, tại di tích Tháp Bà Ponagar của tỉnh Khánh Hòa. Không chỉ là một một lễ hội truyền thống mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc. Nó không chỉ là nơi gặp gỡ và liên kết mọi tầng lớp trong xã hội, mà còn là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo, duy trì và phát triển văn hóa dân tộc. 

Trong lễ hội, những nghi lễ truyền thống, trang phục, vật phẩm thờ cúng, điệu múa… được tái hiện, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar được tái hiện rất nhiều nghi thức độc đáo

Lễ hội Bà Chúa Xứ

Lễ hội Bà Chúa Xứ được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia và được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Lễ hội này được giữ gìn bởi nhiều thế hệ tại vùng Châu Đốc, tỉnh An Giang và thể hiện bản sắc văn hóa của miền sông nước Nam bộ.

Lễ hội được tổ chức vào dịp 22 – 27/04 Âm lịch. Theo truyền thuyết, Bà là người được Ngọc Hoàng phái xuống để cứu độ chúng sinh, giữ yên bờ cõi. Lễ hội Bà Chúa Xứ là dịp để người dân thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân với vị thần đáng kính này.

Lễ hội gồm nhiều lễ nghi như Lễ khai hội, Lễ phục hiện rước tượng, Lễ tắm Bà, Lễ Túc yết, Lễ Chánh tế… Bên cạnh đó du khách còn được tham gia thả đèn hoa đăng, triễn lãm tranh ảnh nghệ thuật, tuần lễ văn hóa – nghệ thuật.

Lễ hội Bà Chúa Xứ được tổ chức tại An Giang

Lễ hội Hoa Lư Ninh Bình

Nói đến các lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam không thể không nói đến lễ hội ở cố đô Hoa Lư Nay là tỉnh Ninh Bình. Đây là sự kiện quan trọng trong năm của tỉnh, diễn ra vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ hai vị hoàng đế nổi tiếng: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Là một lễ hội đậm tính chất lịch sử, đồng thời lễ hội còn mang đến những nghi lễ truyền thống trải dài qua lịch sử dân tộc, mà còn hòa quyện với một chút màu sắc đặc biệt của các truyền thuyết dân gian. Lễ hội Hoa Lư là dịp để cộng đồng kết nối với quá khứ, tôn vinh những huyền thoại và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất này.

Lễ hội Hoa Lư mang đậm tính chất lịch sử

Những lễ hội truyền thống mà chúng mình đã đề cập trên đây đều đã được diễn ra từ rất lâu về trước. Các thế hệ bây giờ và sau này cũng cần có ý thức gìn giữ và phát huy vì đây là nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc, rất đáng để tự hào. Ngoài những lễ hội này thì cũng có những ngày lễ quan trọng theo lịch âm thể hiện nét đẹp văn hoá và lịch sử của đất nước đấy, bạn có thể tìm hiểu thêm nha.

Loading
svg
  • 01

    10 lễ hội truyền thống nổi tiếng và đặc sắc tại Việt Nam

Quick Navigation